Kinh nghiệm du lịch Hà Nội đi đâu chơi, ăn đặc sản gì ngon?
Du lịch Hà Nội – thủ đô của cả nước và cũng là điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu hiện nay. Với những kinh nghiệm du lịch Hà Nội 2020 tự túc siêu đầy đủ và chi tiết dưới đây hứa hẹn sẽ giúp bạn có chuyến đi đầy trải nghiệm và đáng nhớ tại mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
Kinh nghiệm du lịch Hà Nội 2020
Hà Nội – thủ đô văn hiến với những di tích cổ xưa, những cảnh quan thiên nhiên trữ tình cùng nên ẩm thực tinh hoa, đặc sắc. Nếu đã từng du lịch Hà Nội 1 lần, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được không khí đặc trưng với Hồ Gươm, Hồ Tây, những con đường rợp bóng hay quán cafe trầm mặc…

Đi khi nào? Thời gian du lịch Hà Nội thích hợp nhất
Nên du lịch Hà Nội vào thời điểm nào? Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có hai kiểu thời tiết rõ rệt đó là: Nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và hanh khô, lạnh vào mùa đông. Du lịch Hà Nội mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa có đặc trưng riêng.
Trong đó, du lịch Hà Nội mùa thu (từ đầu tháng 9 cho tới cuối tháng 11 ) là đẹp nhất, đây là khoảng thời gian khá mát mẻ, không có nắng chói chang rất thuận tiện cho việc tham quan. Tất nhiên đến Hà Nội vào mùa đông cũng rất thú vị, cảm nhận cái lạnh, thưởng thức những món ăn đặc trưng cũng là một gợi ý rất hấp dẫn.

Thời điểm đẹp nhất đi du lịch Hà Nội từ tháng 8 đến tháng 10, lý tưởng nhất là tháng 9 và tháng 10. Lúc này thời tiết tạnh ráo, nắng nhẹ, nền nhiệt trung bình mát mẻ thích hợp cho những chuyến tham quan, ngắm cảnh phố phường
Di chuyển tới Hà Nội bằng phương tiện gì/ Đi lại ở Hà Nội như thế nào?
Cách di chuyển tới Hà Nội
Du lịch Hà Nội bằng phương tiện gì? Bạn có thể đi bằng máy bay, ô tô khách, tàu hỏa (tàu lửa), xe máy. Đối với những bạn ở xa thì có thể đi máy bay, tàu hỏa hay xe khách tới Hà Nội, còn với những bạn gần hơn nên đi xe máy vừa chủ động thời gian lại có thể ngắm cảnh đường đi. Hơn thế, khi đi bằng xe máy bạn còn có thể sử dụng để đi lại ở nội thành Hà Nội.

Phương tiện đi lại ở nội thành Hà Nội
Về phương tiện đi lại ở Hà Nội, bạn có thể đi bằng taxi, xe ôm, grab, go viet, xích lô hoặc thuê xe máy, đi xe bus trong thành phố. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc đi lại tốt nhất các bạn nên thuê xe máy để di chuyển vừa tiết kiệm được chi phí (giá thuê xe máy ở Hà Nội dao động từ 100-200k/ngày)
Điểm đặc biệt khi di chuyển để tham quan thành phố chính là chiếc xe bus 2 tầng mới được đưa vào phục vụ hè năm 2018 với thông tin cụ thể:

- Giá vé xe buýt 2 tầng Hà Nội
Vé xe buýt 2 tầng Hà Nội có 3 mức giá gồm: 300.000 đồng (4 tiếng); 450.000 đồng (24 tiếng) và 650.000 đồng (48 tiếng). Điểm bán vé là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Điểm đỗ xe Bờ Hồ).
- Lộ trình xe buýt 2 tầng Hà Nội
Ngày thường: Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Điểm đỗ xe Bờ Hồ) – Lê Thái Tổ – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Độc Lập – Hoàng Văn Thụ – Hùng Vương – Thanh Niên – Yên Phụ – Thanh Niên – Hùng Vương – Phan Đình Phùng – Hoàng Diệu – Lê Hồng Phong – Hùng Vương – Nguyễn Thái Học – Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Tôn Đức Thắng -Nguyễn Thái Học – Cửa Nam – Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt – Phan Chu Trinh – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tông – Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng – Điểm đỗ xe Bờ Hồ.
Ngày cuối tuần (thời gian tổ chức tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm): Nhà Hát Lớn – Tràng Tiền – Ngô Quyền – Lý Thường Kiệt – Quang Trung – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Độc Lập – Hoàng Văn Thụ – Hùng Vương – Thanh Niên – Yên Phụ – Thanh Niên – Hùng Vương – Phan Đình Phùng – Hoàng Diệu – Lê Hồng Phong – Hùng Vương – Nguyễn Thái Học – Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Thái Học – Cửa Nam – Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt – Phan Chu Trinh – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tông – Nhà Hát Lớn.
- Thời gian phục vụ
Tuyến xe buýt 2 tầng trên sẽ hoạt động từ 9h đến 18h10 hàng ngày (17h00 xuất bến chuyến cuối) với tần suất dịch vụ 30 phút/chuyến.
=> Lưu ý, khi đi xe ôm các bạn nên mặc cả giá nhé.